Cách bóp côn Exciter côn

Thảo luận trong 'Máy móc (động cơ, hộp số, truyền động...)' bắt đầu bởi hayabusa550, 27/7/10.

Trạng thái chủ đề:
Không còn mở để tiếp tục thảo luận.
  1. M.Hoang

    M.Hoang Bằng A2

    Tham gia:
    22/9/07
    Bài viết:
    155
    Được thích:
    169
    Còn em thì gọi bóp kiểu đang chạy mà bóp nhẹ côn vào hoài là bê côn :D
     
  2. hayabusa550

    hayabusa550 Bằng A2

    Tham gia:
    20/4/09
    Bài viết:
    348
    Được thích:
    13
    Mình cũng đồng tình với ý kiến.........đúng là số 1 ta phải mớm tì ga một tý để xe có trớn rồi buông ra hết chứ ko rà côn .Ý mình là ví dụ đang ở số 3 hoặc số 4 đang ở tốc độ cao mà bóp (hết côn nha) cắt hẳn ly hợp cho xe chạy gió luôn thì có hại hay ko.
     
  3. nho0cpk

    nho0cpk Tập Lái

    Tham gia:
    8/6/09
    Bài viết:
    25
    Được thích:
    2
    các bro cho mình hỏi
    mình đi ex côn tay kô sao có thể bốc đầu đc
    bro nào biết cách làm sao cho nó nổi cái lốp trước lên chỉ mình với nhé
     
  4. tâm bờm

    tâm bờm Bằng A3

    Tham gia:
    10/1/08
    Bài viết:
    599
    Được thích:
    1,521
    bóp côn hay âm côn thì bờm không biết, tiếng lóng dân đia phương gọi, chỗ gọi thế này chỗ gọi thế khác
    bờm chỉ chia sẻ chút ít kinh nghiệm về việc chạy xe côn tay..
    trước giờ bờm đi rất nhiều xe côn tay, chiếc xe đầu tiên của bờm đi học là 67
    học xong ra đi làm thì mua Fx (lúc đó cũng gần 40tr)
    làm 1 thời gian thì mua SF400 và Shadow 400
    làm thêm 1 thời gian nữa thì... bán Shadow 400 mua Haya...te (muốn mua Hayabusa lắm mà không mua nổi, mới mua đc 2 chữ thôi)
    không phải bờm khoe khoang, mà để các bạn biết bờm đã nhiều năm gắn bó với xe côn tay

    1. chỉnh côn cho phù hợp:
    - không nên chỉnh côn tay căng quá: bóp rất nặng, rất mệt khi kẹt xe, phản xạ và kiểm soát sự lăn bánh của xe kém (VD như leo lên thềm, vượt qua vũng bị mắc kẹt...) và 1 điều chắc chắn là dây côn mau bị đứt hơn (vì thường xuyên bị kéo căng)
    - cách canh cho phù hợp (theo kinh nghiệm của bờm): leo lên xe, nổ máy, bóp côn khoảng 20s (buổi sáng cũng nên làm như vậy để nhớt vào đc giữa những lá bố, tránh tình trạng nổ máy chạy liền sẽ làm cho bố nhanh bị mòn, chai)
    sau đó vẫn bóp côn, vào số 1, vẫn giữ côn và chỉnh ốc tăng giảm côn sao cho côn nhẹ nhất mà xe không bị chết máy
    nếu làm như vậy, khi chạy xe, côn sẽ rất nhẹ, mà khi thả côn 1 khoảng nhỏ là bố nồi bắt liền

    2. tránh ép côn:
    - ép côn là tình trạng cắt côn không hoàn toàn, bóp côn lưng lửng
    - hại: tình trạng này kéo dài sẽ làm cháy lá bố, nồi sẽ không bắt tốt nữa
    - ưu: khả năng vượt dốc, lún, leo thềm của xe tăng lên
    VD như đang chạy lên dốc hay chở nặng mà xe sắp chết máy thì chỉ cần hơi bóp côn và rồ ga là xe vượt đc

    3. Kinh nghiệm:
    - bóp côn nổ máy vài giây cho nhớt vào đc các khe giữa những lá bố trước khi vào số để chạy
    - luôn luôn về số thấp khi chạy tốc độ thấp, khi dừng đèn đỏ phải về số 1 để đề-pa, không nên dùng số 2
    - khi giảm ga nên bóp hết côn cho xe chạy trớn, lúc này nhớt sẽ bôi trơn, làm sạch và làm mát bề mặt các lá bố
    - khi sang số mà bị kẹt, nặng thì đứng cố dùng sức đạp mạnh, mà khi sang số chỉ cần ấn nhẹ cần số, khi thấy khựng lại thì chỉ cần nhả nhẹ côn là có thể sang số liền. Xe bây giờ hộp số dày nên không đáng ngại lắm, chỉ làm giảm tuổi thọ hộp số, còn 67 hồi xưa mà dùng sức đạp quá là bể hộp số luôn.

    ** Tại sao bóp côn thì nhớt vào đc khe giữa các lá bố để bôi trơn, làm sạch, làm mát...?
    theo kết cấu kỹ thuật, khi ta bóp côn vào, thì sẽ có 1 tay đòn đẩy các lá bố rời ra, tức là giữa các lá bố có khe hở. Còn khi không bóp côn, thì lò xo nồi sẽ ép các lá bố lại với nhau. Dưới lực ép đó, lực ma sát sẽ truyền chuyển động từ động cơ sang hộp số, để truyền đến bánh xe.

    đơn giản, nhưng đừng tiếc xe thì mới chơi đc, trò này hơi sót xe...
    - vào số 1, cho xe chuyển động chậm chậm (thật chậm như người đi bộ) để giữ đc thăng bằng
    - bóp hết côn, vặn khoảng nửa ga
    - ngồi lùi về phía sau, chuẩn bị dùng lực ở 2 tay kéo đầu xe lên (động tác giống cưỡi ngựa, xe sắp thành ngựa rồi >:) )
    - nhả côn nhanh (đừng buông 1 cái ra hết kẻo nó lộn mèo luôn :D ) đồng thời vặn tiếp ga

    muốn xe bốc đầu cao thì phải để chân trái lên gác chân sau, đứng trụ bằng chân trái
    đừng đứng 2 chân lên gác chân sau luôn, vì không quen, khi xe bốc đầu lên cao thì không đè nó xuống đc, dễ bị ngã

    đôi điều kinh nghiệm bản thân, có gì ace góp ý thêm...
     
  5. 92N4-5159

    92N4-5159 Bằng A1

    Tham gia:
    26/3/09
    Bài viết:
    71
    Được thích:
    10
    bác bờm đúng là người đã đi nhiều xe côn
    nghe bác nói là biết
     
  6. nho0cpk

    nho0cpk Tập Lái

    Tham gia:
    8/6/09
    Bài viết:
    25
    Được thích:
    2
    thank anh
    em đã hiểu :)
    em cũng nghĩ như thế nhưng khi nhả côn ra là nó chết máy
    mà nhả 1 ít thì nó kô lên :(
     
  7. hayabusa550

    hayabusa550 Bằng A2

    Tham gia:
    20/4/09
    Bài viết:
    348
    Được thích:
    13
    thank bác đã chỉ kn đi xe của mình cho mọi người đều biết có cái mình muốn hỏi thêm là cắt côn hoàn toàn có hại hay là ko hại nều để xe tốc độ cao chạy trớn nhìu thì máy móc sẽ như thế nào.......vấn đề này thấy bác chưa đề cập tới.
     
  8. tâm bờm

    tâm bờm Bằng A3

    Tham gia:
    10/1/08
    Bài viết:
    599
    Được thích:
    1,521
    xét trường hợp xe đang để số 4, chạy vận tốc trên 60Km/h
    lúc này, vòng tua máy cao hơn 4000rpm
    đột ngột giảm tay ga (buông ga):

    Trường hợp 1: không bóp côn (không cắt côn)
    xe giảm tốc độ, vòng tua máy giảm tốc độ theo tốc độ xe tương ứng
    do giảm hẳn tay ga, nên lượng xăng gió đốt trong động cơ không đủ sinh công để tạo lực đẩy ngang với tốc độ xe, nên lúc này, xe kéo máy
    hiện tượng này làm cho máy bị buộc phải hoạt động nhưng không sinh công có lợi
    => làm giảm tuổi thọ của piston, xéc-măng, dên, súpap....

    Trường hợp 2: bóp côn thả trớn:
    1. xe giảm tốc độ chậm hơn TH1, xe chạy đc xa hơn => tận dụng tối đa phần công đã sinh ra để đưa xe lên vân tốc hiện hành => tiết kiệm nhiên liệu
    2. ngay lập tức khi bóp côn, máy trở về mức galanty, nổ ở vòng tua rất thấp, chuyển động của máy và xe tách biệt, không dính líu gì đến nhau do sự liên kết ở nồ a-ma-dza không còn nữa, hiện tượng "xe kéo máy" không diễn ra
    => làm tăng tuổi thọ của các chi tiết máy so với TH1
    ngoài ra, như bờm đa nói, khi cắt côn, thì giữa những lá bố có khoảng hở để cho nhớt máy có thể len vào bôi trơn, giải nhiệt => kéo dài tuổi thọ của bố nồi
    lực truyền qua các bánh răng hộp số cũng giảm xuống đáng kể => nhông hú, hộp số... sẽ bền hơn

    khi đi đường dài, việc bóp côn cho máy nổ galanty là rất có lợi
    đây là lúc động cơ đc nghỉ ngơi, cũng như giảm nhiệt độ của máy xuống hiệu quả (do vận tốc xe cao, gió mạnh nhưng động cơ sinh nhiệt ít do nổ galanty)

    chỉ duy nhất 1 trường hợp bờm thấy tránh cắt côn khi giảm ga là lúc xuống đèo
    nếu đang đổ đèo mà cắt côn, không làm chủ tốc độ thì sẽ rất nguy hiểm...
     
  9. hayabusa550

    hayabusa550 Bằng A2

    Tham gia:
    20/4/09
    Bài viết:
    348
    Được thích:
    13
    Thank bác bờm đã giãi thích cặn kẽ em cũng đang chạy TH2 nhưng nghe người ta nói lại chạy kiểu TH1 nhưng giờ thì em đã hiểu ........
     
  10. Mattino

    Mattino Bằng A2

    Tham gia:
    15/5/08
    Bài viết:
    154
    Được thích:
    76
    em là em kết bác bờm rồi đó :">
     
Trạng thái chủ đề:
Không còn mở để tiếp tục thảo luận.
  • Về chúng tôi

    Biker Vietnam tự hào là một trong những cộng đồng người chơi mô tô, xe máy đầu tiên và có tiếng tại Việt Nam. Bất kể bạn đến đây vì yêu sức mạnh và tốc độ, hay vì muốn tìm hiểu về một chiếc xe, một địa chỉ độ xe cụ thể, bạn luôn được chào đón tại bkvn.com.
  • Quick Navigation

    Open the Quick Navigation

  • Like us on Facebook

Đang tải...