Vì cộng đồng Nước mắt người vùng bão

Thảo luận trong 'Hẹn café - Offline - Đi bụi' bắt đầu bởi nakio, 2/10/13.

  1. ongtrum

    ongtrum Bằng A2

    Tham gia:
    27/9/08
    Bài viết:
    170
    Được thích:
    152
     
  2. FMQuang

    FMQuang Bằng A3

    Tham gia:
    6/1/07
    Bài viết:
    565
    Được thích:
    13,409
    Ngơ ngác trẻ thơ cùng mẹ cha gượng dậy từ rốn bão

    Sáng 1-10, tức 15 giờ sau khi cơn bão số 10 đi qua, người dân vùng rốn bão Quảng Bình đã bắt đầu trở lại nhịp sống thường nhật.


    Chỉ sau một đêm nhưng khung cảnh vùng rốn bão này đã trở nên tan hoang như vừa trải qua một trận bom kinh hoàng.

    Dân nghèo thôn Tân Lý của xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch bắt đầu gượng dậy sau bão. Người lớn thì tìm những viên ngói còn sót dưới đất để cố lợp lại mái nhà hòng che mưa sau bão, trẻ nhỏ thì cố tìm sách vở, vật dụng trong đống đổ nát, hay đơn giản chỉ là một chiếc giày sót lại sau trận cuồng phòng chiều 30-9.

    TTO ghi lại chùm ảnh của người dân vùng rốn bão trong sáng 1-10.

    [​IMG]
    Gia đình ông Thành ở thôn Tân Lý bị tốc toàn bộ mái tôn - Ảnh: Đăng Nam

    [​IMG]
    Những đứa trẻ ở thôn Tân Lý trước ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn - Ảnh: Đăng Nam

    [​IMG]
    Mấy mẹ con chị Lê Thị Hiền (xã Hải Trạch) đang thu dọn đống đổ nát trên gường ngủ. Đêm qua cả nhà chị phải chui dưới gầm giường này để tránh bão - Ảnh: Đăng Nam

    [​IMG]
    Trẻ con, người lớn đều phải căng mình ra dọn dẹp sau bão - Ảnh: Đăng Nam

    [​IMG]
    Hai vợ chồng cụ già Phan Tuyên bên đống đổ nát - Ảnh: Đăng Nam

    [​IMG]
    Người dân đang nổ lực tái thiết lại nhà cửa sau bão - Ảnh: Đăng Nam

    [​IMG]
    Cô bé Trần Thị Hiếu giúp cha đưa những viên gạch còn nguyên lên lợp lại mái nhà - Ảnh: Đăng Nam

    [​IMG]
    Hai bé Lý Thị Tình và Lý Thị Minh đang tìm kiếm những cuốn vỡ còn sót lại - Ảnh: Đăng Nam

    [​IMG]
    Toàn bộ căn nhà của anh Hộ Hậu ở thôn Tân Lý, xã Hải Trạch bị tốc mái hoàn toàn - Ảnh: Đăng Nam

    Theo TuoiTre Online.


     
  3. FMQuang

    FMQuang Bằng A3

    Tham gia:
    6/1/07
    Bài viết:
    565
    Được thích:
    13,409
    Tan nát xóm chân đèo

    Hai ngày sau cơn bão số 10 (bão Wutip - Con bướm) kinh hoàng quét qua Quảng Bình, chúng tôi trở lại thôn Tân Lý (xã Lý Hòa, huyện Bố Trạch). Họng gió xoáy dưới chân đèo Lý Hòa đã phá nát từng căn nhà của xóm nghèo nơi đây. Bão tan, những gia đình đã nghèo lâm vào cảnh khánh kiệt.

    [​IMG]
    Bà Phạm Thị Hoa (53 tuổi) ngồi thẫn thờ trước căn nhà bị tốc mái hoàn toàn của mình ở xã Hải Trạch, huyện Bố Trạch. Bà Hoa hiện sống một mình nuôi hai cháu - Ảnh: Thuận Thắng

    Cánh rừng sát đèo Lý Hòa trên quốc lộ 1 trơ trụi không còn một tàn cây. Gió từ phía biển đập vào hông con đèo khiến cả vùng dân cư bên dưới nằm trong vùng xoáy của bão. Không một căn nhà nào lành lặn. Nhiều nhà sập hoàn toàn, nhiều nhà khác mái bị lột sạch, tường gạch đổ ngả nghiêng, người dân phờ phạc, mệt mỏi.

    Khổ đến thế là cùng

    Bà Phạm Thị Hoa kéo cái chăn còn ẩm ướt đắp lên người mẹ ruột đã ngoài 80 tuổi đang ốm nằm liệt giường trong căn nhà bị gió bão lột sạch từ trước ra sau. Bà Hoa bị dị tật từ nhỏ, hai chân yếu, đi lại bằng cách chống cả hai tay hai chân dưới đất. Căn nhà bà và mẹ đang ở là nhà tình nghĩa của chính quyền xây tặng năm 2011. Không đủ sức lao động, sống nhờ trợ cấp xã hội mỗi tháng 88.000 đồng, mọi sự đều nhờ vào đôi vai của đứa em dâu. Kéo vạt áo lau những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má gầy gò, bà Hoa nức nở: “Thằng em út tôi mất năm 2007 vì bão biển nhấn chìm tàu, để lại mẹ già cùng hai con nhỏ. Cuộc sống bây giờ đều cậy vào vợ nó và đôi gánh ve chai hằng ngày quanh chân đèo này. Chừ bão phá luôn căn nhà, năm người chúng tôi chẳng biết sống ra răng”.

    Nếu người trong xóm không chỉ dẫn, chắc không ai nghĩ rằng đó là nhà của vợ chồng chị Nguyễn Thị Lựu. Căn nhà rộng chưa đến 6m2 trống hoác, vậy mà đó lại là tổ ấm suốt bốn năm nay của họ. Cả hai vợ chồng chị Lựu, anh Xí đều mắc chứng bệnh tâm thần... Họ tình cờ gặp nhau trên vùng cao nguyên Đắk Lắk trong một bận đi hái cà phê thuê cho người ta. Cảm thông hoàn cảnh của nhau, vậy là hai bờ vai ấy nghiêng vào nhau để rồi một năm sau đó họ dìu nhau về quê ngay bên dưới chân đèo Lý Hòa xây tổ ấm. Không đủ tiền làm nhà, nhưng không thể không có nơi chui rúc, vậy là hằng ngày cả hai vợ chồng chị lên núi đào đá tổ ong. Viên nào còn lành lặn thì bán cho người ta lấy tiền đong gạo, viên nào gãy bể đem về tích cóp dựng nhà. Nói là mái nhà chứ đúng ra đó chỉ là mấy tấm tôn ximăng xếp vào nhau. Khổ đến thế là cùng, vậy mà bão không tha họ.

    Chia tay chị Lựu, chúng tôi ngược dốc tìm lên nhà bà Phan Thị Cúc, 75 tuổi, sống một mình. Thấy có khách vào nhà, bà Cúc mừng rỡ, bởi bà tưởng mấy con trai của bà nghe tin mà về thăm. “Nhà tôi có ba đứa con, chồng chết mấy năm rồi, nhà nghèo quá nên mấy đứa phải đi làm ăn xa tận trong Nam” - bà Cúc tâm sự. Biết các con khó khăn nên mấy hôm nay bà Cúc cứ lầm lũi một mình mà không dám nhờ người ta gọi điện. Căn nhà rộng chừng 30m2 của bà Cúc không một tấm tôn nào còn nguyên vẹn.

    “Mái bạt không đủ che mưa”

    Đó là tâm sự của thầy giáo Nguyễn Bá Linh, giáo viên Trường THCS Hưng Trạch, huyện Bố Trạch, sau cơn bão dữ cuốn đi toàn bộ mái nhà. Tình cảnh của thầy Linh cũng như của rất nhiều giáo viên ở Quảng Bình trong những ngày này, khi nhà cửa số thì bị sập, số thì bị cuốn mái, trong cảnh màn trời chiếu đất... Chúng tôi ghé nhà thầy Linh tại thôn Đông Nẫm, xã Cự Nẫm. Cơn bão đã cuốn đi phần lớn mái tôn khiến căn nhà trống hoác. Để có cái che mưa, thầy mua tạm tấm bạt lớn về phủ trọn lên mái nhà ở tạm. “Nhưng tấm bạt ni chỉ đủ che nắng chứ không che nổi mưa. Tình cảnh ni không biết tới khi mô nữa vì gia đình quá túng, con đông, nợ nhiều nên không biết lấy chi lợp lại nhà nữa” - thầy Linh cho biết.

    Tại làng Tứ Phúc, xã Hoàn Trạch (huyện Bố Trạch), chúng tôi gặp cô Ngô Thị Túy, giáo viên Trường mầm non Hoàn Trạch, đang lượm từng tấm tôn rách nằm vương *** trên bụi tre và khắp nơi trong vườn nhà. Ba mất sớm, mẹ qua đời hai năm trước, cô Túy sống một mình. Bão qua, phần mái của nhà chính và mái hiên, bếp, nhà vệ sinh lần lượt bị cuốn đi khắp xóm. Ngay sau bão, các giáo viên trong trường cùng đến nhà cô phụ giúp lợp tạm một phần nhà để có chỗ vào ra. Những phần toang hoác còn lại không biết khi nào có tiền làm. Năm nay 42 tuổi, cô Túy có 25 năm thâm niên trong nghề dạy trẻ, song lương chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng vì mới vào biên chế nhà nước từ hai năm trước. “Nếu sửa nhà cho chắc, chịu được mưa bão thì mất cả chục triệu đồng, mà rứa là tui chịu thua rồi” - cô Túy nhìn căn nhà bất lực.

    Cách nhà cô Túy chừng 5km là nhà cô Lê Thị Lới, giáo viên Trường mầm non Vạn Trạch (Bố Trạch), cũng trong tình cảnh tương tự. Chồng đi làm ăn xa, không có tiền gửi về nên cô cùng hai con gái đang đi học phải sống nhờ vào đồng lương hơn 3 triệu ít ỏi. Bão qua đã cuốn gần nửa mái nhà khiến mấy mẹ con sống trong nỗi sợ hãi. Cô Lới tâm sự: “Để rứa thì mưa không ở được, mà lợp lại thì không biết lấy tiền mô!”.

    Theo TuoiTre Online.
     
  4. ongtrum

    ongtrum Bằng A2

    Tham gia:
    27/9/08
    Bài viết:
    170
    Được thích:
    152
    Quảng Bình:
    Lốc xoáy phá tan trường mầm non và hàng chục nhà dân


    (Dân trí) - Vào khoảng 1 giờ sáng nay 3/10, một cơn lốc xoáy kinh hoàng đã phá tan Trường Mầm non Phú Hải, phường Phú Hải, TP Đồng Hới (Quảng Bình). Lốc xoáy cũng làm 13 nhà dân khác bị tốc mái, hư hỏng nặng.


    Sáng nay, PV Dân trí đã có mặt tại phường Phú Hải và chứng kiến một khung cảnh tan hoang do cơn lốc xoáy kinh hoàng tàn phá lúc 1 giờ sáng nay.
    Ông Võ Thanh Hoài, Bí thư Đảng ủy phường Phú Hải cho biết, lốc xoáy đã làm Trường Mầm non Phú Hải hư hỏng nặng, phần mái bị tốc, hư hỏng hoàn toàn; đồ dùng và dụng cu học sinh cũng bị phá tan tành; cột đài phát thanh của phường đóng tại trường cũng bị gãy đổ ngổn ngang. Ngoài ra, lốc xoáy còn tàn phá 13 nhà dân tan hoang.
    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay1.1-7ac5e.jpg
    Lốc xoáy đã tàn phá Trường Mầm non Phú Hải tan hoang
    Tại Trường Mầm non Phú Hải, theo ghi nhận của Dân trí, toàn bộ phần nóc nhà cấp bốn bị lốc xoáy cuốn phăng hoàn toàn, cửa kính, sân chơi, đồ dùng phục vụ các cháu cũng bị phá tan.
    Bà Nguyễn Thị Ruy, ở phường Phú Hải, bị lốc xoáy phá tan nhà cửa, bàng hoàng kể lại: “Khoảng 1 giờ sáng nay, hai mẹ con đang ngủ bỗng nghe tiếng gió rít bên tai, chốc lát ngói bay tung tóe, mọi vật dụng trong nhà bị đảo lộn hoàn toàn. Hai mẹ con vội chạy ra để thoát thân. Đến lúc trời sáng nhìn thấy nhà đã tốc mái tan hoang, mọi vật dụng trong nhà hư hỏng gần hết. Xót của quá chú ới! Sau bão số 10, hai mẹ con chạy vạy mới sửa được cái mái nhà, nay nhà lại tan tành như thế này, không biết giờ mẹ con biết sống như thế nào đây!”.

    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay1.2-7ac5e.jpg
    Gạch rơi *** từ trên tầng xuống
    Nhận được tin báo, sáng nay, lãnh đạo UBND TP Đông Hới và Phòng GD-ĐT TP Đồng Hới cũng đã đến động viên, chia sẻ cùng Trường Mầm non Phú Hải và những hộ dân bị thiệt hại nặng do lốc xoáy gây ra.
    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay1.3-7ac5e.jpg
    Hàng chục nhà dân cũng bị hư hại nặng
    Được biết, lốc xoáy đã làm 3 người bị thương, con số thiệt hại về tài sản chưa được thống kê nhưng theo ước tính ban đầu là không hề nhỏ.
    Những hình ảnh tan hoang do PV Dân trí ghi lại vào sáng nay:
    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay1-4e2f8.jpg
    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay2-4e2f8.jpg
    http://dantri4.vcmedia.vn/I3KdHJtU0B3ELPKGaTLe/Image/2013/10/loc-17158.jpg
    Tan hoang Trường Mầm non Phú Hải

    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay5-4e2f8.jpg
    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay6-089bd.jpg
    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay7-089bd.jpg
    Cột loa phát thanh của phường bị lốc xoáy quật gãy đổ
    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay12-031d0.jpg




    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay10-089bd.jpg
    13 nhà dân bị tốc mái và hư hỏng nặng


    http://dantri4.vcmedia.vn/VkYf35t8Fk0XJpn3xQeP/Image/2013/09/dt3.10locxoay13-52adb.jpg
    Chưa khắc phục xong hậu quả do cơn bão số 10 gây ra, nay nhiều người dân phường Phú Hải lại oằn mình gánh chịu thiệt hại nặng nề do lốc xoáy.
    Trước đó vào khoảng 15h30’ chiều 2/10, tại thôn Phú Môn (xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế) đã xảy ra một trận lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà và người dân bị thương. Cơn lốc xoáy với cường độ mạnh xảy ra trong vòng 10 phút thổi qua xóm Bến Chợ, thôn Phú Môn đã làm tốc mái 7 ngôi nhà và làm hư hại một số mái che, công trình phụ. Một người dân bị thương nhẹ là ông Đoàn Đẩu vì trú ẩn trong nhà khi lốc đến, không may đã bị thanh đòn tay trên chái nhà rơi trúng người. Bên cạnh đó, nhiều diện tích hoa màu, cây cối của người dân đã hư hại nặng.
    http://dantri4.vcmedia.vn/HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2013/11/3104-fd174.jpg
    Mái nhà bị thổi bay
    http://dantri4.vcmedia.vn/HvrZZiM2C5QLR4u67tfR/Image/2013/11/3105-fd174.jpg
    Cây lớn bật gốc.





    Theo Dân Trí
    Đặng Tài - Đại Dương

     
    #14 ongtrum, 3/10/13
    Sửa lần cuối: 3/10/13
  5. phongpx15

    phongpx15 Bằng A2

    Tham gia:
    24/2/11
    Bài viết:
    490
    Được thích:
    715
    Thứ Năm, 03/10/2013 - 6:01 PM
    Lốc xoáy làm nhiều nhà dân tan hoang
    [TABLE="width: 1, align: left"]

    [TD="class: pic_explain, align: justify"][/TD]


    [/TABLE]
    Vào lúc 1h sáng nay (3-10), một cơn lốc xoáy kinh hoàng đã xảy ra ở phường Phú Hải, Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình.
    Ông Võ Thanh Hoài, Bí thư Đảng ủy phường Phú Hải cho biết, lốc xoáy đã làm Trường Mầm non Phú Hải hư hỏng nặng, phần mái bị tốc, hư hỏng hoàn toàn, tất cả đồ dùng của học sinh cũng bị lốc xoáy phá tan tành, cột đài phát thanh của phường đóng tại trường cũng bị gãy đổ ngổn ngang, lốc xoáy cũng đã tàn phá làm 13 nhà dân hư hỏng nặng.
    [​IMG]
    Ngay sau khi nhận được tin báo, lãnh đạo UBND TP Đông Hới và Phòng GD-ĐT TP Đồng Hới đã đến động viên, chia sẻ cùng Trường Mầm non Phú Hải và những hộ dân bị thiệt hại nặng do lốc xoáy gây ra. Theo số liệu ban đầu, lốc xoáy đã làm 3 người bị thương, và gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng của người dân. Điều đáng nói, nhiều hộ dân nơi đây vừa tạm khắc phục hậu quả nặng nề do bão số 10 gây ra nay lại bị lốc xoáy tiếp tục tàn phá
    S.Lam(www.cand.com.vn)
     
  6. xuanlong33

    xuanlong33 Bằng A2

    Tham gia:
    7/8/08
    Bài viết:
    107
    Được thích:
    1,197
    Thứ năm, 3/10/2013 18:32 GMT+7


    Bão Wutip tàn phá miền Trung như thế nào
    Cơn bão số 10 đã đi qua vài ngày, các tỉnh miền Trung vẫn đang phải khắc phục hậu quả nặng nề do nó để lại. Thiệt hại từ cơn bão lên tới hàng nghìn tỷ đồng, với 9 người chết và 199 người bị thương.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/nguoi-mien-trung-gong-minh-sau-sieu-bao-2888450.html
    http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/do-nat-tai-tam-bao-quang-binh-2888173.html
    http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/nuoc-mat-vang-trang-sau-sieu-bao-2889116.html

    [​IMG]
    Bão đánh bập gốc cây lớn ở huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Ảnh: Lê Hoàng


    Siêu bão Wutip bắt đầu tấn công các tỉnh miền Trung từ 16 giờ ngày 30/9, tâm bão là tỉnh Quảng Bình. Mặc dù công tác dự báo khí tượng được cho là khá chính xác và các địa phương miền Trung đã có sự chuẩn bị, thiệt hại mà cơn bão gây ra vẫn rất lớn, đặc biệt là Quảng Bình khi bão càn quyét ở đây suốt hơn 4 tiếng.

    Wutip có sức gió giật cấp 16- 17 thời điểm áp sát bờ biển miền Trung và khi đổ vào đất liền đã gây hư hại ngay lập tức cho nhiều địa phương ở Quảng Bình, Quảng Trị. Các xã ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) như Ngư Thủy Bắc có hơn 200 nhà tốc mái; xã Ngư Thủy Trung và Ngư Thủy Nam có tới 300 nhà tốc mái. Nhiều tuyến đường của địa phương bị chia cắt do cây lớn, cột điện bị đổ, chắn ngang.

    Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) được xác định là tâm bão Wutip nên khi bão đổ vào đã gây mưa rất lớn, nước tràn vào nhiều ngôi nhà. Gió quật liên hồi, cây đổ, mái tôn, biển hiệu quảng cáo...bị gió cuốn bay. Trên biển, sóng đập vỡ một số tàu thuyền.

    Nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Trị cũng trong tình cảnh tương tự, cây cối đổ ngổn ngang trên đường quốc lộ.

    Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh từ trưa 30/9 đã bắt đầu có mưa nhỏ, gió thổi mạnh. Nhiều hàng quán ở huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh bị tốc mái, cây cối gãy đổ với số lượng lớn. Cũng vào thời điểm này, ở Thừa Thiên Huế, gió bắt đầu mạnh, sóng biển dâng cao, một vài tuyến đường bị ngập. Đà Nẵng yêu cầu giáo viên và học sinh toàn thành phố nghỉ dạy và nghỉ học khi thấy gió lớn ngày càng mạnh.

    Đến 17h ngày 30/9, gần như toàn thành phố Hà Tĩnh mất điện. Các hộ dân đóng cửa tránh bão trong nhà. Các cây xăng, cửa hàng đều không hoạt động. Tiếng gió mạnh, xen lẫn tiếng mái tôn đập phần phật khắp nơi. Một số biển quảng cáo, cây xanh bị gãy đổ.

    Tại Huế, gió mạnh kèm mưa lớn khiến nhiều cây bị đổ và nhà tốc mái. Tại xã Lộc Vĩnh, Phú Lộc sóng lớn đã làm hơn 300 m bờ kè sạt lở ăn sâu vào đất liền khoảng 4 m. Đèo Phú Gia trên quốc lộ 1A có một số điểm sạt lở. Dọc theo tuyến đường huyết mạch này, cây cối và nhiều dây điện đứt ngang, nhiều biển hiệu dọc ven đường bị gió đánh hỏng.

    9 người chết, 199 người bị thương

    Đêm 30/9 rạng sáng 1/10, Wutip đã di chuyển sang Lào, đi sâu và đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Với sức gió giật mạnh, mưa rất lớn, nhà cửa tốc mái, cây cối đổ nhiều. "Thiệt hại bão gây ra sẽ rất lớn", Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận định ban đầu sau cơn càn quét các tỉnh miền Trung của siêu bão Wutip.

    Sáng 1/10, báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, trong ngày đầu của bão có 3 nạn nhân tử vong đều ở tỉnh Quảng Bình, trong đó 2 người bị cột phát sóng trung của Đài Tiếng nói Việt Nam đổ đè trúng, và một người bị tường sập đổ vào. Trong số 35 người bị thương, Hà Tĩnh có 3 người; Quảng Bình 13 người; Quảng Trị 17 người bị thương; Thừa Thiên Huế 2 người.


    [​IMG]
    Cột sóng phát thanh bị đổ khiến 2 người ở Quảng Bình tử vong. Ảnh: Nguyễn Đông.


    Ngày 2/10, số người chết tăng lên 8 và 199 người bị thương. Thiệt hại của các tỉnh miền Trung ước tính đến thời điểm này khoảng hơn 5 nghìn tỷ đồng. Trong đó, thông tin về cái chết của Phó giám đốc Sở Công thương Nghệ An Nguyễn Tài Dũng trong lúc đi cứu trợ bà con nông dân khiến nhiều người rơi nước mắt.

    Sang sáng 3/10, số người tử vong tăng lên 9 người; 3 người mất tích và 199 người bị thương. Bão Wutip còn khiến 389 nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; 27.833 nhà bị ngập; 195.801 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Cơn siêu bão này còn làm 7 cột ăng ten phát sóng bị đổ; 753 cột điện hạ thế, 71 cột điện trung thế và 35 cột điện cao thế bị hư hại. Về giao thông, bão khiến 347.220 m3 đường giao thông bị sạt lở, vùi lấp.

    Mặc dù không phải nơi tâm bão đi qua, người dân ở Thanh Hóa, Nghệ An vẫn phải hứng chịu hậu quả nặng nề. Lượng mưa lớn, vượt quá khả năng tích nước nên các hồ đập lớn ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là Đồng Đáng, đập Thung Cối và hồ Vực Mấu (Nghệ An) đã bị vỡ, khiến hàng nghìn hộ dân chìm trong biển nước. Từ chiều 2/10, nước lũ cơ bản đã rút, người dân trở về nhà. Tuy nhiên, nhiều vật dụng sinh hoạt trong nhà bị lũ cuốn trôi.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/mien-trung-tan-hoang-sau-bao-2887875.html

    Thanh Hóa còn có 4 hồ đập khác hư hỏng, sự cố là Cây Trầu bị vỡ cống lấy nước qua đập, hỏng tiêu năng tràn xả lũ, hồ Khe Tuần và Ông Già nước tràn qua mặt đập 30-40cm; hồ Kim Giao II bị vỡ tiêu năng. Tại tỉnh Nghệ An, hồ Vực Mấu cũng lâm vào cảnh tương tự buộc Xí nghiệp thủy lợi Quỳnh Lưu phải mở cả 5 cửa xả tràn, gây ngập lụt trên diện rộng ở hạ du.

    Bão Wutip đổ bộ vào Quảng Trị, Quảng Bình làm nhiều cây xanh, trụ điện gãy đổ đè lên đường sắt Bắc - Nam, khiến ít nhất 4 chuyến tàu bị hoãn, hủy. Hiện đường sắt Bắc Nam, QL1A, đường Hồ Chí Minh và các tuyến quốc lộ qua các tỉnh cơ bản đã thông xe; một số tuyến tỉnh lộ còn bị ngập, hư hỏng cục bộ đang được khẩn trương khắc phục và phân luồng giao thông.

    Cũng do ảnh hưởng của bão và mưa lớn đã tách hai đường dây 500kV Bắc - Nam khỏi lưới, gây ảnh hưởng đến việc cấp điện cho các tỉnh. Hiện toàn bộ lưới điện 500 kV, 220 kV, 110 kV bị hư hại và gặp sự cố đã khôi phục xong; 5 hồ thủy điện ở Buôn Tua Srah, Buôn Kuop, Srepok 3, Pleikrong, Sông Ba Hạ đang xả điều tiết. Các điểm gặp sự cố ở Quảng Trị đã được xử lý để chuẩn bị cấp điện.


    [​IMG]
    Sau khi nước rút do xả lũ, mọi vật dụng trong nhà của cả nghìn hộ dân vùng rốn lũ Tĩnh Gia bị hư hại. Ảnh: Lê Hoàng.


    Cơn bão mạnh nhất 7 năm qua

    Ông Bùi Minh Tăng, giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương đánh giá đây là cơn bão có cường độ mạnh tương đương bão Xangsane năm 2006, cơn bão từng tàn phá Đà Nẵng khiến nhiều chuyên gia cho rằng đã đẩy lùi sự phát triển của thành phố lại 10 năm.

    Còn ông Nguyễn Văn Hưởng, phó phòng dự báo khí tượng ngắn hạn, Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương cho biết, đây là cơn bão mạnh nhất trong vòng 7 năm qua và có đường đi rất phức tạp. Nó di chuyển khá nhanh với sức gió giật cấp 12, 13 sau đó tăng lên 16, 17 trước khi đổ bộ vào đất liền. Một số nơi gió có cường độ giật mạnh nhất là ở Tuyên Hóa (Quảng Bình) giật cấp 10; Ba Đồn giật cấp 14; Đồng Hới giật cấp 12.

    Theo dự báo, trong tháng 10 còn có khả năng xuất hiện 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, và nhiều khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam.

    Hương Thu http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/bao-wutip-tan-pha-mien-trung-nhu-the-nao-2889297.html

     
  7. ongtrum

    ongtrum Bằng A2

    Tham gia:
    27/9/08
    Bài viết:
    170
    Được thích:
    152
    [h=2]http://kenh14.vn/hoc-duong.chn[/h]
    [h=1]Lũ đi rồi, lấy gì để dạy học trò[/h]



    Theo VOV Online
    [h=2]Nước lũ đã phá hủy hoàn toàn các trang thiết bị tại những trường học vùng hạ lưu hồ Vực Mấu (Nghệ An).[/h] Sau trận lũ lịch sử hầu hết các trường ở các cấp học từ mầm non đến THPT trên địa bàn các xã như Quỳnh Vinh, Quỳnh Trang, Quỳnh Dị, Quỳnh Phương, Quỳnh Thiện, Quỳnh Lập, trung tâm thị trấn Hoàng Mai đều bị nhấn chìm trong nước lũ. Có những trường nước lũ dâng cao từ 2 – 3 m. Hầu hết các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học của nhà trường chưa kịp di dời đến nơi an toàn đều bị hư hỏng nặng.
    Đặc biệt có những trường học bị mất rất nhiều hồ sơ tài liệu quan trong sau cơn lũ như trường mần non Quỳnh Dị, trường tiểu học Quỳnh Dị, trường THPT Hoàng Mai... Những trang thiết bị máy móc bị ngâm trong nước lâu ngày cũng trở thành sắt vụn. Vì vậy công tác dạy và học chưa thể được triển khai.
    Thầy Bùi Huy Lưu, Hiệu trưởng trường THPT Hoàng Mai chia sẻ: “Do nước lũ dâng quá nhanh và đột ngột nên nhà trường không kịp sơ tán được tài sản như hồ sơ, máy móc, bàn ghế... Hiện tại nhà trường đang huy động tất cả các cán bộ công nhân viên tiến hành dọn dẹp bùn đất, khắc phục hậu quả sớm đi vòa hoạt động”.
    Tại điểm trường tiểu học Quỳnh Vinh A lúc đỉnh điểm nước lũ cao gần 3 m mà nhà trường chỉ bao gồm 2 dãy nhà cấp 4 vì thế mọi thứ bị nhấn chìm hoàn toàn trong lũ, trường vốn đã khó khăn thiếu thốn về cơ sở trang thiết bị sau lũ mọi thứ lại càng khó khăn hơn.
    Nhìn sân trường ngổn ngang bùn đất, rác thải cô Nguyễn Thị Phương, Hiệu trưởng trường mầm non Quỳnh Dị xót xa: “Nước lũ cao quá, toàn bộ hồ sơ máy móc của nhà trường bi hư hỏng hết rồi các chú ơi, lấy gì mà giảng dạy”. Hiện tại cô Phương đang huy động các bậc phụ huynh, giáo viên nhà trường nhanh chóng tiến hành công tác khắc phục hậu quả, dọn dẹp phòng và dự kiến trong 2 ngày tới trường sẽ tiếp tục đi vào hoạt động mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn.
    Những hình ảnh các thầy cô dọn dẹp trường lớp:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
     
  8. anhtuanvn169

    anhtuanvn169 Bằng A4

    Tham gia:
    6/5/11
    Bài viết:
    683
    Được thích:
    1,128
    Việt Nam mình còn bão lụt thiên tai nhiều thì dân ta còn nghèo nhiều ...
     
  9. cuibapQ7

    cuibapQ7 Bằng A3

    Tham gia:
    27/12/09
    Bài viết:
    578
    Được thích:
    209
    xót xa quá
     
  10. ongtrum

    ongtrum Bằng A2

    Tham gia:
    27/9/08
    Bài viết:
    170
    Được thích:
    152
    Thứ tư, 16/10/2013 16:24 GMT+7 https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/mien-trung-ngap-trong-lu-2896037.html&t=Mi%E1%BB%81n%20Trung%20ng%E1%BA%ADp%20trong%20l%C5%A9
    https://twitter.com/intent/tweet?source=webclient&text=http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/mien-trung-ngap-trong-lu-2896037.html+Mi%E1%BB%81n%20Trung%20ng%E1%BA%ADp%20trong%20l%C5%A9

    Miền Trung ngập trong lũ

    Mưa lớn trong và sau bão Nari, khiến mực nước sông, hồ đập ở các tỉnh từ Nghệ An tới Quảng Bình lên nhanh, gây ngập lụt ở nhiều địa phương. Thống kê ban đầu, đã có 7 người chết, 51 người bị thương do bão lũ liên tiếp.

    Mưa lũ đã cuốn trôi hai cô giáo là Nguyễn Thị Lộc (quê Lộc Ninh) và Bích Thương (quê Đồng Sơn). Lốc xoáy tại Quảng Bình sáng nay cũng đã khiến 2 người chết, 24 người bị thương.
    Đến 15h chiều 16/10, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của cô Nguyễn Thị Lộc, giáo viên trường Tiểu học Liên Trạch (huyện Bố Trạch). Trong khi thi thể cô Đinh Hương, đang mang thai, vẫn chưa được tìm thấy.
    Theo Báo Quảng Bình, sáng cùng ngày, nước lũ lên nhanh, trường được nghỉ, hai cô cùng nhau chạy xe về nhà ở Đồng Hới. Khi qua đoạn tràn thôn Thanh Bình 3, xã Hưng Trạch (Bố Trạch) thì bị nước cuốn trôi.
    Quảng Bình hiện mưa rất to, một số nơi lên đến trên 500 mm, khiến nước các sông ở tỉnh này tiếp tục lên cao. Theo ông Phan Văn Khoa, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh, đỉnh lũ có thể đạt cao xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử năm 2010. Theo nhận định, sông Gianh và sông Son có thể xuất hiện lũ đặc biệt lớn.
    [TABLE="class: tplCaption, align: center"]

    http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/10/16/quangbinh3-6295-1381908182.jpg

    Đội cứu hộ đưa tài sản của người dân lên vùng an toàn. Ảnh: CTV.

    [/TABLE]
    Cũng trong sáng nay, một trận lũ quét đã san phẳng ba ngôi nhà ở xã Xuân Hóa, huyện Minh Hóa, người trong nhà kịp thời chạy thoát. Lũ quét khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam bị ách tắc.
    Mưa lớn đã nhấm chìm hàng trăm ngôi nhà ở huyện Lệ Thủy tại các thôn Bình Minh (xã Dương Thủy), thôn Tân Lệ, Phú Thọ (xã An Thủy), thôn An Lạc (xã Lộc Thủy), thôn Vinh Quang (xã Sơn Thủy) bị ngập trong nước lũ, một số vùng ngập rất sâu.
    Đường Hồ Chí Minh đoạn Phú Nhiêu ngập tới 3 m; quốc lộ 12A (đoạn qua Đức Hóa) ngập 0,6m; thị trấn Quy Đạt ngập 1m; đường 15 (ngầm Bùng, ngầm Vĩnh Tuy) ngập 2m, đường sắt đoạn qua xã Văn Hóa bị ngập, tắc đường.
    [TABLE="class: tplCaption, align: center"]

    http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/10/16/qb1-4413-1381914520.jpg

    Câu treo xã Hòa Thanh (Minh Hóa) bị sập. Ảnh: Báo Quảng Bình.

    [/TABLE]
    Đến 11h trưa nay đã có 7 người chết, 51 người bị thương do đợt bão, lũ và lốc xảy ra kế tiếp. Hàng nghìn nhà dân bị ngập nước, cuốn trôi, tốc mái. Nhiều diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại.
    Không chỉ ở Quảng Bình, một số địa phương khác ở miền Trung lũ đang lên nhanh. Lượng mưa đo được ở Khe Sanh (Quảng Trị lên đến gần 300 mm, Tà Lương (Thừa Thiên Huế) khoảng 300 mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) ở mức trên 300 mm.
    Hai ngày qua, Hà Tĩnh mưa to, một số huyện miền núi bị ngập lụt chia cắt. 3 người dân bị mất tích, hơn 1000 ngôi nhà dân bị ngập.
    Tại huyện Hương Khê, đến chiều 16/10 trên địa bàn huyện đã có hơn 700 nhà bị ngập và cô lập. Hiện tại cơ quan chức năng huyện đã di dời trên 90 hộ dân lên vùng tránh lũ an toàn.
    Tại huyện Hương Sơn, nước lũ dâng nhanh gây ngập lụt khoảng 670 nhà dân ở các xã như Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hồng..
    Đài Khí tượng dự báo lũ trên các sông từ Nghệ An đến Quảng Bình tiếp tục lên nhanh; còn các sông từ Quảng Trị đến Quảng Nam và Kon Tum xuống dần.
    Theo báo cáo của Tập đoàn điện lực Việt Nam và Trung tâm Phòng chống lụt bão khu vực miền Trung, Tây Nguyên, hầu hết các hồ chứa thủy điện khu vực miền Trung, Tây Nguyên đều đạt mực nước dâng bình thường hoặc xấp xỉ mực nước dâng bình thường.Hiện có 13/20 hồ thủy điện lớn gần đầy và xả tràn.
    [TABLE="class: tplCaption, align: center"]

    http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/10/16/qb2-2085-1381914520.jpg

    Xe tải bị nước lũ cuốn trôi ở huyện Minh Hóa. Ảnh: Báo Quảng Bình

    [/TABLE]
    Trung tâm phòng chống lụt bão miền Trung - Tây nguyên cảnh báo các tỉnh miền Trung cần đặc biệt chú ý 28 hồ chứa nhỏ có nguy cơ mất an toàn khi mưa lớn như hồ Khối 7, Hương Lể, Trằm Bưởi, Khe Lau, Mụ Huyện, Trọt Giếng, Trọt Đâu Trọt Đen (Quảng Trị), Đồng Bào, Nam Giản (Thừa Thiên-Huế), Hố Trầu, An Long, Đá Vách (Quảng Nam).
    Hương Thu - Hải Bình
     
    #20 ongtrum, 16/10/13
    Sửa lần cuối: 16/10/13
  • Về chúng tôi

    Biker Vietnam tự hào là một trong những cộng đồng người chơi mô tô, xe máy đầu tiên và có tiếng tại Việt Nam. Bất kể bạn đến đây vì yêu sức mạnh và tốc độ, hay vì muốn tìm hiểu về một chiếc xe, một địa chỉ độ xe cụ thể, bạn luôn được chào đón tại bkvn.com.
  • Quick Navigation

    Open the Quick Navigation

  • Like us on Facebook

Đang tải...