Home up : .....Cẩn thận khi mua bán trao tay xe gắn máy

Thảo luận trong 'Tin tức' bắt đầu bởi CongLap, 23/8/09.

Trạng thái chủ đề:
Không còn mở để tiếp tục thảo luận.
  1. CongLap

    CongLap Bằng A2

    Tham gia:
    21/1/07
    Bài viết:
    342
    Được thích:
    2,830
    Với công nghệ làm giả tinh vi, nhiều người tiêu dùng mua phải xe gian mà không hề hay biết.

    [​IMG]

    1001 thủ đoạn tiêu thụ xe gian
    Tháng 8, cơ quan CSĐT, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đang hoàn tất điều tra phần 1 đường dây sử dụng giấy tờ giả, tiêu thụ xe máy tay ga đắt tiền liên quan đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước. 6 đối tượng trong ổ nhóm khai nhận đã tiêu thụ 55 xe máy tay ga, chủ yếu là các loại xe SH, Dylan, PS, Spacy và SCR trộm cắp...
    Để hợp thức hóa những chiếc xe gian trên, bán được cho người tiêu dùng, các đối tượng đã làm giấy tờ giả, đăng ký giả... Kỹ thuật làm giả của các loại giấy tờ này tinh vi đến mức người tiêu dùng khi bỏ ra một lượng tiền lớn tiêu thụ các loại xe máy tay ga đắt tiền trên, vốn rất thận trọng cũng bị mắc bẫy. Nhiều người chỉ đến khi Công an quận Hoàng Mai thông báo, mới biết rằng đã mua phải xe gian, ngậm ngùi đem nộp cho cơ quan điều tra theo quy định.
    Hoàng Viết Tùng, 29 tuổi, trú tại đường 19, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, một trong các đối tượng của vụ án khai rằng sau khi mua xe, bọn chúng thay đổi màu sơn, đeo biển kiểm soát giả và sử dụng đăng ký giả bán cho người tiêu dùng có nhu cầu với giá thấp hơn so với giá thị trường. Bọn chúng thuê các đối tượng làm nghề sửa chữa xe máy lấy các số khung, số máy thật của các xe có giá trị thấp dán vào những chiếc xe máy tay gas đắt tiền, rồi bán cho người sử dụng.
    Ngoài việc cắt dán, hiện nay thủ đoạn của các đối tượng phạm tội còn mài số khung, số máy, sau đó đục lại số mới cho phù hợp với các đăng ký xe giả. Các biển số xe được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có trường hợp từ những chiếc xe đã được bán hóa giá dưới dạng phế liệu. Có trường hợp chúng làm biển kiểm soát giả theo đăng ký thật đã mua được rồi gắn vào các xe.
    Công nghệ làm giả trên máy tính hiện nay rất tinh vi, trước hết chúng sử dụng giấy chứng nhận đăng ký xe thật đưa vào máy tính, sau đó dùng các phần mềm để chỉnh sửa lại cho phù hợp với số khung, số máy, tên chủ xe, địa chỉ của xe vừa trộm được rồi in màu. Kỹ thuật in ấn hiện đại đến mức phải trưng cầu giám định thì cơ quan điều tra mới phát hiện được đâu là giấy tờ thật và đâu là giả...
    Người tiêu dùng cần phải tự bảo vệ mình
    Với công nghệ làm giả tinh vi, rất nhiều người tiêu dùng ở các thành phố lớn hiện nay cũng trở thành bị hại của các đối tượng trong vụ án. Thậm chí, ngay cả các cơ sở dịch vụ cầm đồ cũng trở thành nơi các đối tượng tiêu thụ xe gian lợi dụng để hoạt động. Để tiêu thụ các xe máy tại đây, bọn chúng dùng các đăng ký xe giả. Các đăng ký xe này có thể được làm giả hoàn toàn, song cũng có khi bọn chúng chỉ thay ảnh...
    Hiện nay, có hai thủ đoạn làm giả, thứ nhất là từ mẫu đăng ký thật, đối tượng dùng thủ thuật trên máy tính, xóa nội dung cũ và viết vào đó thông số của các phương tiện mà chúng muốn. Thứ hai là chúng giữ nguyên mẫu thật của mặt trước và chỉ sử dụng thủ thuật ở phần nội dung thông số ở mặt sau, có trường hợp là đăng ký giả hoàn toàn. Đối tượng phạm tội hầu hết đều từng có tiền án, tiền sự về hành vi làm giấy tờ giả nên biết cách "qua mặt" lực lượng chức năng.
    Vụ án vừa được Công an quận Hà Đông (Hà Nội) phát hiện gần đây là một ví dụ. Khi bị bắt giữ, Nguyễn Xuân Đảm, 32 tuổi, trú tại Phù Linh, Sóc Sơn (Hà Nội) đang là giám đốc đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty.
    Sau khu mua lại các đăng ký và biển số xe của các đối tượng trộm cắp được, Đảm đã bóc nilon, tẩy cạo nội dung và thay bằng nội dung của chiếc xe cần bán. Vụ việc chỉ được cơ quan Công an phát hiện khi một trong những người mua xe do nghi ngờ về nguồn gốc của chiếc xe đã tự nguyện mang đến cơ quan Công an nộp.
    Một cán bộ Công an Hà Nội cho biết: Hiện nay, hầu hết các xe trộm cắp đều bị thay đổi số khung, số máy và thay đổi đặc điểm nhận dạng ban đầu. Vì thế có những vụ, khi lực lượng Công an đã thu hồi được hàng loạt các xe máy tang vật nhưng không thể xác định được chủ sở hữu, dù đã tra cứu qua các bộ phận nghiệp vụ của ngành. Vì thế, có nhiều chiếc xe máy có trị giá lên tới hàng trăm triệu đồng, mà chẳng có người đến nhận. Còn cơ quan Công an thì để tìm bị hại chỉ có cách duy nhất là thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về số khung, số máy đã xác định được.
    Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát thì trong những tháng đầu năm 2009, đã xảy ra 4.353 vụ trộm cắp xe máy, tăng 752 vụ so với cùng kỳ năm ngoài. Từ những vụ án trên cho thấy, mỗi người tiêu dùng cần phải có ý thức tự bảo vệ mình. Khi mua các loại xe máy cần phải xác minh qua Phòng CSGT. Ngoài ra, mỗi người cũng có thể thực hiện bằng phương pháp đơn giản như dùng kính lúp để kiểm tra, xung quanh các giấy đăng ký xe, các phần chữ không được có vết mờ nhòe, xung quanh các giấy đăng ký phải có các đường gân nổi.
    Về phía các cơ quan quản lý, cũng cần phải thông báo công khai các xe máy bị trộm cắp trên các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả về số khung, số máy và đặc điểm nhận dạng ban đầu... Có như vậy, người tiêu dùng có thể truy cập thông tin, phía cơ quan Công an cũng có thể tìm được chủ sở hữu của các chiếc xe máy bị trộm cắp để phối hợp tìm bị hại trong các trường hợp cần thiết.

    Theo CAND
     
Trạng thái chủ đề:
Không còn mở để tiếp tục thảo luận.
  • Về chúng tôi

    Biker Vietnam tự hào là một trong những cộng đồng người chơi mô tô, xe máy đầu tiên và có tiếng tại Việt Nam. Bất kể bạn đến đây vì yêu sức mạnh và tốc độ, hay vì muốn tìm hiểu về một chiếc xe, một địa chỉ độ xe cụ thể, bạn luôn được chào đón tại bkvn.com.
  • Quick Navigation

    Open the Quick Navigation

  • Like us on Facebook

Đang tải...