Vì cộng đồng Nước mắt người vùng bão

Thảo luận trong 'Hẹn café - Offline - Đi bụi' bắt đầu bởi nakio, 2/10/13.

  1. nakio

    nakio Bằng A4

    Tham gia:
    6/11/11
    Bài viết:
    2,491
    Được thích:
    2,251
    16.900ha cao su bị ngã đổ, hàng trăm tàu thuyền bị sóng đánh tan tành, hàng ngàn ngôi nhà bị tốc mái, hư hại... Sau khi cơn bão số 10 đi qua, nhiều gia đình bỗng chốc lâm vào cảnh kiệt quệ.

    [​IMG]
    Ông Nguyễn Văn Lập trên con tàu của gia đình bị bão đánh tan nát dưới chân cầu Roòn ở xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình - Ảnh: Tấn Vũ

    Cách TP Đồng Hới hơn 40km, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) được xem là tâm điểm của cơn bão số 10. Sáng 1-10, hàng chục ngư dân dưới chân cầu Roòn (xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch) chỉ biết ôm nhau nhìn dòng sông chứa chan nước mắt.

    Cái nắng hanh hao sau bão dữ vừa đủ để người dân ở vùng bão phơi phóng áo quần, mùng mền, giường chõng bị ướt sũng nước mưa đêm trước. Dọc tuyến quốc lộ 1 từ Đồng Hới ra Bố Trạch đến Quảng Trạch của Quảng Bình không một mái nhà lành lặn. Người dân tất bật sửa sang lại mọi thứ vừa bị bão tàn phá. Ngược lại với cư dân trên bờ, hàng chục ngư dân dưới chân cầu Roòn tiếc nuối ghe thuyền bì bõm dưới dòng nước, cố gắng vớt các vật dụng còn sót lại trên con thuyền của mình và thả phao đánh dấu chờ nước cạn để trục vớt.

    Cả gia tài trôi theo bão

    Trên bờ hàng chục chiếc tàu cá bị bão đánh tả tơi nằm ngổn ngang. Những chiếc tàu bị đánh nát bể làm đôi, gỗ văng tứ tung, có chiếc bị nhấn chìm toàn bộ, chiếc đưa hẳn bánh lái lên bờ, có chiếc cắm phần mũi xuống lòng sông. Có những chiếc tàu chỉ còn là đống gỗ bục trong khoang chứa đầy nước.

    Bất chấp cái nắng trưa, nhiều phụ nữ và cả những đứa trẻ là người thân của các ngư dân nhóm bếp ngay bên bờ sông khi những con tàu cũng là nhà của họ đã chìm sâu nơi đáy nước. Có cơm nhưng chẳng ai còn muốn ăn khi tất cả gia tài của họ đã bị nhấn chìm khi cơn bão càn qua.

    Ngư dân Bùi Xuân Hùng mắt đỏ hoe lặng lẽ nhìn con tàu rồi nấc nghẹn. Chiếc tàu của anh không những là tài sản, là căn nhà mà là kỷ vật theo anh đi khắp các vùng biển cùng gia đình bé nhỏ của mình. Cưới vợ, ra riêng, bố mẹ tích cóp mua cho vợ chồng anh con tàu này để hai vợ chồng mưu sinh. Nhưng bây giờ bão gió đã không buông tha. “Tôi đã cẩn thận neo nó vào sát bờ. Nhưng sóng lớn quá, những con sóng cao 3-4m liên tục đánh con tàu thẳng vào bờ. Bây giờ thì nó đã tan nát. Người trên cạn còn có chỗ trú, nhưng chúng tôi thì...” - anh Hùng nghèn nghẹn nói không hết lời.

    Đã hơn 30 mùa ra khơi, vẫy vùng từ biển Bắc bộ đến Hoàng Sa xuống tận Trường Sa nhưng con tàu của ông Nguyễn Văn Lập vẫn hiên ngang lướt sóng. Ông Lập cũng không ngờ số phận con tàu chinh chiến của mình lại gục ngã ngay cửa biển quê nhà trong cơn bão dữ. Đúng 30 năm trước, cũng chính cửa biển này, trong trận bão kinh hoàng năm 1983 tàu của cha ông cũng đổ gục nơi bến sông Roòn và bây giờ đến lượt con tàu của ông, sự trùng hợp như một định mệnh mà không ai lý giải được. Cố gắng vớt máy tàu lên khỏi đống bùn dưới đáy sông, ông Lập nói như mếu: “Vớt cho đỡ tiếc vậy chứ còn gì. Máy ngâm nước hỏng hết rồi. Tàu chìm, đồ đạc mất sạch, đống nợ gần 200 triệu đồng khi đóng con tàu chưa trả hết. Bây giờ nợ chồng nợ, đường mưu sinh coi như bị cắt”.

    Nhìn nước tràn vào tàu mà nuốt nước mắt

    Cùng cảnh ngộ với ông Lập, tàu của ông Ngô Bá Lục cũng bị sóng đánh làm nát phần đầu. Toàn bộ chiếc tàu chứa đầy nước trôi dật dờ trên sông. Ông Lục kể khi đó khoảng 16g, lúc bão tấn công mạnh nhất, cả cửa biển tối mù vì mưa gió. Chiếc tàu của ông đã neo kỹ nhưng sóng quá mạnh, con tàu bị sóng cao 4m nâng lên đập xuống làm phần đầu nát vụn. “Nhìn nước tràn vào tàu mà nuốt nước mắt. Tài sản một đời tích cóp, vay nợ 600 triệu đồng, đóng con tàu hơn 1 tỉ đồng mới đi có ba mùa cá thì bị bão phá tan tành. Bây giờ sổ đỏ của con tàu nằm ở ngân hàng, tiền ăn còn không có, nói gì chuyện sửa tàu, ra khơi” - ông Lục thều thào, buồn rũ.

    Hàng trăm phụ nữ là vợ, là mẹ các ngư dân mà chúng tôi gặp ở cửa biển dưới chân cầu Roòn chiều 1-10 không ai nói với nhau lời nào. Người che nón lá giấu nước mắt mặn chát dưới làn môi tím tái. Người thở dài âu lo khi nhìn dòng nước chảy xuôi qua cầu trong cảnh nợ nần, túng quẫn. Anh Nguyễn Hoài Nam, trưởng Phòng kinh tế hạ tầng tỉnh Quảng Bình, buồn rười rượi cho biết có gần 70 tàu thuyền của ngư dân Quảng Trạch bị bão làm hỏng hóc, sóng đánh chìm và rách nát.


    [​IMG]
    Bà Nguyễn Thị Dựng ở Quảng Ninh, Quảng Bình khóc ròng nhìn ngôi nhà trống huơ trống hoác sau cơn bão - Ảnh: Tiến Long
    Màn trời chiếu đất

    Sáng sớm 1-10, chúng tôi có mặt tại thôn Hiếu Trung, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình). Bà Trương Thị Loan khuôn mặt phờ phạc, hai mắt bạc phếch vì cả đêm chống chọi với mưa bão để cứu lấy một ít tài sản. Nói là cứu nhưng trong hơn bốn giờ chống chọi với mưa to gió lớn, tài sản của nhà bà không còn gì ngoài một đống đổ nát. Lẫn lộn giữa quần áo, đồ đạc là gạch đá. Chồng mất hơn 10 năm nay, bà sống với ba đứa con nhỏ. Bà được anh trai cho một khoảnh nhỏ trên thửa đất trồng khoai lang để làm căn nhà tạm bợ, mẹ con qua ngày đoạn tháng. Hằng ngày bà đi làm đủ thứ nghề, ai thuê đâu làm đấy. Một phần nuôi con, phần còn lại gom góp mua dăm bảy viên gạch, ngói về đặt quanh nhà. Chờ đến khi có đủ gạch thì vay mượn thêm ít tiền xây nhà kiên cố. Gom góp số gạch cũng gần xây được nhà thì giờ chỉ còn đống gạch ngói vỡ vụn.

    Bà Loan cho hay nghe tin vùng biển xã Hải Ninh là vùng tâm bão đổ bộ, bà thu gom đồ đạc cho hết xuống giường, nhờ hàng xóm giằng néo nhà cửa, rồi cả mấy mẹ con lên nhà anh trai ở gần đó tránh bão. Nằm trong nhà anh trai nhưng lòng bà thấp thỏm cứ nghĩ về ngôi nhà lẻ loi giữa mưa gió quăng quật như “bom càn”. Bà mong cho nhà đừng đổ sập, không thì mẹ con bà không biết ở đâu. Nhưng những trận gió đầu tiên quật mạnh chưa đầy 20 phút đã xô đổ nhà bà.

    Trời vừa tạnh gió, bà vội vã chạy ra lục tung đống đồ nhưng mọi thứ chỉ còn lại một đống lộn xộn. Chiếc tivi là tài sản quý nhất cũng bị gạch đè vỡ nát. Sách vở đi học của con bà ướt sũng, rách nát. Giờ mấy mẹ con đang cố gắng thu gom lại đồ đạc. Rồi bà nhờ hàng xóm tiếp tục chống đỡ nhà ở tạm, “dự án” xây nhà kiên cố chắc phải tạm quên đi. Bà Loan kể thằng anh thì không sao, chứ đứa em gái đang học lớp 6 từ tối qua đến giờ cứ khóc lên nhìn đống sách vở nhàu nát. Bà không biết mai mốt lấy đâu sách vở cho con đi học. Giờ bà cố gắng đem phơi, “cứu được quyển nào hay quyển đó. Còn thiếu một vài quyển thì mượn bạn bè cho con học tạm”.

    Cũng cảnh mẹ góa con côi, sau đợt càn quét của cơn bão, căn nhà của bà Nguyễn Thị Dựng (thôn Nam Hải, xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh) bị sập mái hoàn toàn. Ngôi nhà hai gian của bà giờ chỉ còn lại bộ khung trống trơn. Nước mưa xối vào ướt lênh láng. Gặp chúng tôi, bà Dựng khóc ròng vì trong nhà còn dăm ba lon gạo cũng bị nước mưa làm ướt sũng. Quần áo của cả nhà chỉ còn lại bộ mặc trên người là khô. Xung quanh không có anh em để xin ở tạm. Bà Dựng đang tính vay mượn mua vài tấm bạt về che đậy làm mái ba mẹ con ở tạm, chờ khi nào có tiền thì lợp ngói. Nhưng ít nhất một vài ngày tới ba mẹ con bà cũng phải ở trong căn nhà trống huơ trống hoác. “Mong cho mấy ngày tới trời đừng mưa kẻo mấy mẹ con tui không biết trú vào mô” - bà Dựng nói.

    Báo Tuổi Trẻ hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại

    Ngày 1-10, nhóm phóng viên Tuổi Trẻ miền Trung đã tỏa về các khu vực được xác định là “rốn bão” và đã ghi nhận một khung cảnh hoang tàn ở khắp các làng quê Quảng Bình, trong đó nặng nề nhất phải kể đến là các huyện Bố Trạch, Quảng Trạch.

    Tại đây hầu hết nhà cửa, trường học, bệnh viện đều bị tốc mái, thậm chí có nơi bị tốc mái đến hơn 85% số hộ như ở thôn Tân Lý (xã Hải Trạch, Bố Trạch). Nhìn cảnh những đứa trẻ chưa đầy 4 tuổi đang lầm lũi theo chân cha mẹ dọn dẹp những mảnh ngói vỡ mà không khỏi nhói lòng.

    Với thông tin khảo sát đầy đủ, báo Tuổi Trẻ sẽ nhanh chóng trực tiếp hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng bằng các hình thức cụ thể và thiết thực.



    Theo Tuoitre
     
  2. nakio

    nakio Bằng A4

    Tham gia:
    6/11/11
    Bài viết:
    2,491
    Được thích:
    2,251
    9 người chết, 1 người mất tích do bão số 10

    Thông tin từ Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương cho biết, tổng hợp từ các địa phương đến sáng 2-10 đã có 9 người chết, 1 người mất tích do bão số 10 và mưa lũ gây ra.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/660716.jpg?i=1982515969

    Đập thủy lợi Đồng Đáng (huyện Tĩnh Gia) bị vỡ sáng 1-10 - Ảnh: Hà Đồng.

    Trong số 8 người chết có 5 người ở Quảng Bình, 2 người ở Thanh Hóa và 2 người ở Nghệ An (trong đó có Phó giám đốc Sở Công thương đã tìm được thi thể sáng nay). Còn 1 người mất tích ở Quảng Bình. Bên cạnh đó có 199 người bị thương (Nghệ An: 2 người, Hà Tĩnh: 18 người, Quảng Bình: 140 người, Quảng Trị: 37 người, Thừa Thiên Huế: 2 người).

    Về nhà cửa có 372 nhà bị sập, đổ, cuốn trôi; 25.783 nhà bị ngập; 194.137 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 795 trường học, trụ sở cơ quan, bệnh viện, công trình công cộng bị ngập, hư hại, tốc mái.

    Về nông nghiệp có 4.258 ha lúa bị ngập, đổ; 12.751 ha ngô, sắn và hoa mầu bị ngập, đổ; 20.391 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 2.164 ha ao cá, tôm bị ngập, hư hại. Có 120 tàu thuyền bị lật, chìm, gặp sự cố

    Do ảnh hưởng mưa của bão số 10, hầu hết các hồ chứa thủy lợi thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã đầy nước và đã xảy ra một số sự cố công trình hồ chứa tại Thanh Hoá và Nghệ An.

    Cụ thể, Thanh Hóa bị vỡ 2 hồ chứa nước ở huyện Tĩnh Gia là hồ Đồng Đáng ( dung tích 300.000m3 và hồ Thung Cối dung tích 200.000m3). Bên cạnh đó tại huyện Tĩnh Gia còn có 4 hồ, đập bị hư (hồ Cây Trầu dung tích 400.000m3 bị vỡ cống lấy nước qua đập, hỏng tiêu năng tràn xả lũ; hồ Khe Tuần dung tích 500.000m3 và hồ Ông Già dung tích 200.000m3 nước tràn qua mặt đập 30-40cm; hồ Kim Giao II dung tích 2,4 triệu m3 bị vỡ tiêu năng).

    Ngày 1-10, địa phương đã huy động 370 bộ đội và dân quân tự vệ cùng 18 xuồng các loại giúp dân sơ tán. Đến 15g30 cùng ngày, các lực lượng đã di dời tất cả người già và trẻ em của trên 1.000 hộ dân đến khu vực an toàn, bảo đảm các nhu cầu lương thực - thực phẩm. Đến 1 giờ sáng 2-10 nước đã rút dần nhưng nhiều khu vực vẫn còn ngập sâu 1m.

    Tại Nghệ An hồ Vực Mấu ngày 1-10 đã vượt mực nước thiết kế 1,62m và phải mở 5 cửa xả tràn với lưu lượng xả 2.900m3/giây. Đến sáng 2-10, đã đóng các cửa xả tràn. Một số hồ thuộc huyện Nghi Lộc phải xử lý để đảm bảo an toàn như: hạ tràn hồ Đá Hàn, mở rộng tràn sự cố hồ Nghi Công, Khe Làng. Các hồ ở huyện Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa đều đã chảy tràn, đặc biệt có 3 hồ bị tràn qua đỉnh đập từ 15-30cm là hồ Đồng Sằng 2, đập Hóc Nghĩa Thuận và hồ Khe Chanh.

    Cùng với mưa lớn, việc các hồ bị vỡ và tràn nước đã làm ngập sâu nhiều khu vực ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hoá) và Quỳnh Lưu (Nghệ An), khiến đường sắt và quốc lộ 1 qua đây bị ách tắc trong ngày 1-10.

    Đến 23 giờ ngày 1-10 đường sắt qua khu vực này đã thông. Tuy nhiên đến sáng nay (2-10), quốc lộ 1 đoạn qua Tĩnh Gia, Thanh Hóa mới thông tuyến khi nước đã rút. Còn đoạn quốc lộ 1 qua Hoàng Mai, Nghệ An vẫn ngập sâu 30cm.
    Hiện ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế hầu hết các hồ chứa đạt từ 60-90% dung tích thiết kế; một số hồ đã vượt mức thiết kế và đang xả tràn như: hồ Tiên Lang (Quảng Bình), hồ Hòa Mỹ (Thừa Thiên Huế).


    Ông Nguyễn Văn Bính - Phó tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội - cho biết, đến 23g đêm 1-10 đoạn đường sắt cuối Thanh Hóa, đầu Nghệ An đã thông đường sau khi nước rút. Tuy nhiên đến sáng sớm 2-10 tuyến đường sắt Bắc Nam lại bị ách tắc ở giữa hai ga Hương Phố và La Khê (Hà Tĩnh) do nước ngập và xói lở hỏng đường.

    Theo ông Bính tại ga La Khê nước ngập sâu trên đường ray 50cm, nhiều đoạn đường tàu giữa hai ga này bị nước xói lở trôi nền, trơ ray. Vì vậy nhiều đoàn tàu phải nằm chờ ở hai đầu.
    Ông Bính cho biết, cùng với việc cung cấp thức ăn, nước uống cho hành khách bị kẹt, hiện nay ngành đường sắt đang phối hợp với Sở GTVT Hà Tĩnh khảo sát đường và thuê ô tô khách để chuyển hành khách qua chỗ ngập để tiếp tục đi tàu. Dự kiến quãng đường hành khách phải chuyển tải bằng ô tô khoảng 20km.

    Đây là lần thứ 3 đường sắt Bắc Nam bị ách tắc do bão số 10 và mưa lũ gây ra kể từ chiều 30-9.


    Theo Tuoitre

     
    #2 nakio, 2/10/13
    Sửa lần cuối: 2/10/13
  3. nakio

    nakio Bằng A4

    Tham gia:
    6/11/11
    Bài viết:
    2,491
    Được thích:
    2,251
    Bão vừa qua, áp thấp mới lại xuất hiện

    Ngày 1-10, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương (NCHMF) cho biết trên khu vực giữa biển Đông đã hình thành một vùng áp thấp mới.

    Vì vậy dù bão số 10 đã tan trên khu vực thượng Lào nhưng thời tiết trên biển tiếp tục chuyển xấu.
    Ông Vũ Anh Tuấn - trưởng phòng dự báo hạn ngắn thuộc NCHMF - nhận định hiện ngoài khơi biển Philippines có cơn bão tên quốc tế là Fitow. Bão này hút năng lượng nên trong khoảng 24 giờ tới áp thấp ít có điều kiện mạnh thêm. Tuy nhiên khi bão Fitow đi xa, khả năng áp thấp phát triển mạnh lên là rất lớn (gần giống với mô hình phát triển của bão số 10 vừa qua). Nhưng cũng không loại trừ khả năng áp thấp sẽ tan nhanh sau đó.

    Cũng theo NCHMF, lũ sông Cửu Long, vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên đang lên, dự báo sẽ đạt đỉnh cao nhất năm vào ngày 6 hoặc 7-10. Khi đó, đỉnh lũ trên sông Tiền tại Tân Châu ở mức 4,4m (xấp xỉ báo động 3), sông Hậu tại Châu Đốc ở mức 3,8m (dưới báo động 3 là 0,2m), tại các trạm khác ở hạ nguồn ở mức báo động 3, có nơi trên báo động 3. Đỉnh lũ trên tương đương với đỉnh lũ của năm 2011 gây tràn bờ các vùng trũng thấp, ảnh hưởng việc nuôi trồng thủy sản của người dân.


    Theo Tuoitre
     
  4. nakio

    nakio Bằng A4

    Tham gia:
    6/11/11
    Bài viết:
    2,491
    Được thích:
    2,251
    Người miền Trung gồng mình sau siêu bão

    Một ngày sau khi siêu bão đổ bộ, vùng tâm bão từ huyện Gio Linh (Quảng Trị) đến các địa phương của tỉnh Quảng Bình, hàng ngàn người dân tham gia dọn dẹp, lợp lại mái nhà...


    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/img-1012-3725-1380643124.jpg?i=109931641
    Bão số 10 với sức gió mạnh cấp 11, giật cấp 12 khiến vùng tâm bão Quảng Bình tan hoang. Thống kê ban đầu tỉnh này có hơn 11 nghìn ngôi nhà bị tốc mái, hơn 1 nghìn ngôi nhà bị ngập và 35 người bị thương.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/anh-3-4299-1380643124.jpg?i=858718439
    Chỉ bị cơn bão quét qua, nhiều nhà dân ở huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị cũng bị hư hỏng nặng. Người dân vui mừng vì bão đã tan và tranh thủ dọn lại nhà cửa.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/anh-8-7881-1380643124.jpg?i=271482799
    Nhiều tuyến đường bị cát trắng phủ đầy. Người dân xã Trung Giang (huyện Gio Linh) nạo cát cho nước thoát ra biển.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/anh-7-9146-1380643124.jpg?i=1669115218
    Đoạn đường từ Cửa Việt về Cửa Tùng (Quảng Trị) bị ngập nặng. Dịch vụ “thồ xe thuê” xuất hiện với phí 15.000 đồng/lượt.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/mg-2093-3806-1380643124.jpg?i=1424551807
    Những mái tôn cong veo sau bão cũng được gỡ xuống để thay thế những mái tôn mới. "Cũng không nghĩ chờ đến lúc Nhà nước hỗ trợ, mình phải chủ động cải thiện để sớm trở lại công việc", một chủ gara ô tô nói.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/mg-2408-4937-1380643124.jpg?i=800125813
    Người dân vùng bão Lệ Thủy (Quảng Bình) tận dụng những tấm lợp đỡ vỡ hơn để che chắn tạm mái nhà bị tốc, phòng hoãn lưu bão có khả năng gây mưa lớn.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/anh24-3839-1380643125.jpg?i=2039605490

    Trong khi đó, một hộ dân ở huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) buộc dây vào người để trèo lên mái ngói căn nhà ba tầng lợp lại.


    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/mg-2280-8222-1380643125.jpg?i=1188289048

    Ảnh hưởng của bão, các số điện thoại bàn tại Quảng Bình bị cắt liên lạc, công nhân viễn thông phải tỉ mẩn cắt từng cành cây gãy đè lên dây cáp để sớm khắc phục sự cố.
    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/mg-2181-1348-1380643125.jpg?i=2008395018
    Hàng ngàn cây lớn bị đổ đè lên đường quốc lộ, đường sắt, nhà cửa... người dân phải nỗ lực cưa, chặt để giải phóng mặt bằng.


    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/anh22-4228-1380643125.jpg?i=1306948991

    Nhiều trường học ở vùng tâm bão bị hư hỏng nặng. Tại trường mầm non Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), các giáo viên phải khắc phục sự cố nhà trường bị tốc mái, cổng sắt bị đổ sập, nhiều khu vui chơi hư hỏng.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/mg-2483-4175-1380643125.jpg?i=1055483643
    Sau bão, nhiều người làm nghề buôn bán đồng nát có thể hái ra tiền từ việc nhặt nhạnh hoặc thu mua những tấm tôn, cọc sắt...

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/mg-2201-2199-1380643125.jpg?i=1852076521
    QL 1A đến chiều 1/10 đã được thông xe, trong khi buổi sáng chỉ thông xe được một chiều do cây gãy đổ.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/mg-2230-9533-1380643125.jpg?i=1168955181
    Đợi công nhân cưa cắt những thân cây đổ, người đàn ông này xin về nhà làm củi, dù đang bị bệnh đau mắt đỏ.


    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/img-0980-8328-1380643126.jpg?i=89940759

    Quảng Bình đến hết ngày 1/10 vẫn chưa có điện. Những bữa cơm của người dân tuy có vất vả hơn trước nhưng đỡ nhọc nhằn vì bão đã tan.


    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/mg-2012-7477-1380643126.jpg?i=187840424

    Trong khi đó, nhiều ngư dân ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình đã tận dụng nước lớn để chèo thuyền đánh cá tại phá Tam Giang và những cánh đồng ngập đồng.

    Theo báo cáo nhanh của tỉnh Quảng Bình lúc 16h ngày 1/10, thiệt hại bão số 10 ước tính giá trị là 4.600 tỷ đồng. Bão cũng đã làm 5 người chết, 2 người mất tích và 140 người bị thương. Ngoài ra, có 345 nhà bị sập đổ, 15.517 nhà bị tốc mái, 3.581 nhà bị ngập và 460 trường học bị tốc mái. Có tới 113 tàu thuyền bị chìm và hư hỏng
    Về nông nghiệp, tỉnh này có 238 ha lúa bị ngập và hư hỏng. 2.499 ha hoa màu các loại bị thiệt hại. 277 ha hồ tôm và 12 ha hồ cá nước ngọt mất trắng. 7.495 ha cây công nghiệp và 11.297 ha cao su bị đổ gãy. Tuy nhiên, đó mới chỉ là thống kê ban đầu.


    Theo Vnexpress
     
    #4 nakio, 2/10/13
    Sửa lần cuối: 2/10/13
  5. xuanlong33

    xuanlong33 Bằng A2

    Tham gia:
    7/8/08
    Bài viết:
    107
    Được thích:
    1,197
     
  6. Howler-Cat

    Howler-Cat Bằng A4

    Tham gia:
    6/1/07
    Bài viết:
    1,070
    Được thích:
    1,258
    Hôm nay ngồi ăn tối nghe người chị vợ kể chuyện Ô Dũng...giờ mới thấy hình ảnh thật là thảm thương!

    Cám ơn Xuanlong33 đã chia sẻ thông tin!
     
  7. KuHuy_kg

    KuHuy_kg Bằng A4

    Tham gia:
    28/5/10
    Bài viết:
    1,023
    Được thích:
    495
    giờ nhìn bão là nhớ KHI xưa quê E vì cơn Bão số 5 mà Tan Nhà nát cửa , người người tẫu nợ , người thì pỏ quê , người thì mất của người thì mất xác , hix hix , (HÒN SƠN)
     
  8. ongtrum

    ongtrum Bằng A2

    Tham gia:
    27/9/08
    Bài viết:
    170
    Được thích:
    152
    [h=1]Giúp cha lợp mái nhà sau bão, bé gái 14 tuổi bị ngã chết[/h]
    [h=2](Dân trí) - Ngày 2/10, nhà ông Hồ Viết Thương (50 tuổi, trú phường Phú Hiệp, TP Huế) tổ chức đám tang cho người con gái 14 tuổi tử vong khi đang giúp bố lợp lại mái nhà sau bão.[/h] Em là Hồ Thị Mỹ Linh (14 tuổi). Sáng 1/10, Linh cùng cha leo lên lợp lại mái nhà đã bị cơn bão số 10 cuốn bay trước đó.



    [​IMG]
    Hiện trường vụ tai nạn

    Khi đang phụ giúp cha trên mái, em Linh không may bị rớt xuống đất, lăn vào ao nước cạnh đó và tử vong. Được biết Linh là con thứ 5 trong gia đình nghèo có 8 anh em. Bố em đi làm phụ thợ nề, mẹ em ở nhà không có công việc ổn định.

    Theo Dân Trí
    Đại Dương

     
    thương bắp thích nội dung này.
  9. nakio

    nakio Bằng A4

    Tham gia:
    6/11/11
    Bài viết:
    2,491
    Được thích:
    2,251
    Tay trắng giữa vùng rốn lũ

    Lũ về bất chợt, nhiều gia đình chỉ kịp bế con trẻ chạy ra đường, số khác cõng các cụ già leo lên xà nhà dỡ ngói ngồi vẫy tay cầu cứu lực lượng cứu hộ. Trong vòng ít giờ, nhiều tài sản gồm lúa gạo, trâu bò, tiền bạc... bị nhấn chìm.
    Vỡ đập, hàng nghìn hộ dân Thanh Hóa ngập trong nước lũ

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/1-6947-1380718503.jpg
    "Lũ về đã lấy sạch rồi", bà Lê Thị Liên, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) mếu máo bên căn nhà ngập sâu trong lũ. Ảnh: Lê Hoàng.
    Do ảnh hưởng của hoàn lưu siêu bão Wutip, từ tối ngày 30/9 đến 1/10, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rất lớn, có nơi lượng mưa đo được lên đến gần 800 mm. Vượt quá khả năng tích nước nên nhiều hồ đập lớn như hồ Đồng Đáng, đập Thung Cối (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) và hồ Vực Mấu (Nghệ An) đã bị vỡ.

    Vỡ đập, nước lũ tràn về lúc rạng sáng khiến người dân vùng hạ du không kịp trở tay. Trong vòng vài giờ đồng hồ, hàng nghìn hộ dân ở huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) và huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) chìm trong biển nước. Giao thông trên tuyến quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam qua đây bị tê liệt hoàn toàn.

    Lệnh di dân khẩn cấp cũng được ban bố. Lực lượng công an, quân đội được huy động nhằm cứu người mặc kẹt trong vùng lũ. Trên những mái nhà, những cánh tay giơ cao cầu cứu trong khắc khoải, âu lo...

    Đến chiều 2/10, nước lũ cơ bản đã rút, người dân đi sơ tán đã kịp trở về nhà, tuy nhiên mọi đồ đạc sinh hoạt, lương thực của họ đều bị lũ cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng. Dịch bệnh vùng rốn lũ cũng đang có nguy cơ bùng phát rất cao.

    Vẻ mặt phờ phạc, ngồi bệt giữa hiên nhà ngổn ngang đống đồ đạc ướt sũng, anh Phùng Văn Thanh, thôn Trường Sơn, xã Trường Sơn, huyện Tĩnh Gia kể, khoảng hơn 1h sáng 1/10, nước lũ bắt đầu ngập dần từ phía sân nhà. Chủ quan cho rằng nước sẽ không lên cao, anh Nam chỉ kê sơ bộ bàn ghế rồi vào nhà tiếp tục nằm nghỉ. Hơn tiếng sau, đang ngủ thiếp thì anh nghe nhiều tiếng khóc của trẻ con, tiếng người la hét lẫn trong tiếng chó sủa vang lên liên hối khiến anh tỉnh giấc.

    “Nhìn nhanh xuống sàn nhà, tôi thấy dòng nước ngầu đục đã ngập gần đến vai giường. Rồi nước mỗi lúc dâng cao hơn, chỉ trong vòng vài chục phút, ngôi nhà nhỏ đã ngập hơn mét khiến mọi người hoang mang lo lắng. Gác vội vài cái chăn lên trần nhà, tôi hối thúc các con dậy rồi nhanh chân lao ra khỏi nhà, tránh dòng nước lũ đang cuồn cuộn rất hung dữ”, anh Nam hồi tưởng lại thời khắc lũ về.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/3-9030-1380718503.jpg
    Mọi vật dụng trong nhà của cả nghìn hộ dân vùng rốn lũ Tĩnh Gia bị hư hại, nhiều thứ không thể sử dụng. Ảnh: Lê Hoàng
    Chỉ một đêm, “thủy thần” đã cướp mất của gia đình anh Thanh toàn bộ trâu, bò, lợn gà, hơn 3 sào lúa chưa kịp thu hoạch cũng đang chìm trong nước. “Tài sản của gia đình chỉ trông chờ vào mấy con trâu, bò, giờ đã trôi sạch theo nước lũ, không biết mai đây lấy chi mà sống”, người đàn ông lo âu nói.

    Cụ Nguyễn Xuân Khang (80 tuổi, xã Tân Trường) cho biết, suốt mấy chục năm rồi, vùng này mới lại chứng kiến trận lũ lớn như vậy. “Thật khủng khiếp, đời tôi mấy chục năm chưa bao giờ thấy trận lũ lớn như vậy”, cụ Khang nói và cho biết, đêm đó, rất may cụ được bộ đội đưa xuồng vào dỡ ngói ứng cứu nếu không đã bỏ mạng rồi.

    Cùng các con lội vào căn nhà nước còn ngập quá đầu gối, bà Lê Thị Liên (50 tuổi, trú thôn 5, xã Tân Trường) vừa khóc. Người đàn bà kể trong khóe mắt đỏ hoe, đêm qua, nước lũ dâng gần lút nóc nhà bà. Tiếc của, bà vừa khóc vừa loay hoay gói ghém đồ đạc đem treo lên trần mà nước ngập ngang cổ lúc nào không hay. Đến khi nước dâng cao, bà mới leo lên xà nhà, tay run run dỡ mái ngói nhưng không thể thoát ra.

    “Lúc đó, tôi nghĩ chỉ còn chờ chết. Đúng lúc tuyệt vọng, nước ngập gần nóc nhà thì may mắn có xuồng của đoàn cứu hộ đến cứu”, bà Liên kể.

    Gia đình bà Liên là hộ dân đặc biệt khó khăn. Chồng bà Liên mới mất, bà phải một mình nuôi 4 con nhỏ đang tuổi ăn học, gia đình đang đứng trước bộn bề khó khăn, đặc biệt là đồ ăn thức uống, chăn màn đều bị nước cuốn trôi, 4 đứa con bà Liên hiện không còn sách vở để đến trường...

    Ở ngôi nhà gần đó, bà Lan đang mang mấy mảnh bì ra hiên nhà trải phơi mớ gạo ướt. Bà Lan bảo, gia đình chẳng còn gì ngoài mớ gạo này nên ngay khi trở về nhà, bà vội đem ra phơi mong cầm cự được ngày nào hay ngày ấy.

    Theo thống kê ban đầu, địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất ở huyện Tĩnh Gia là xã Tân Trường. Có đến hơn 290 hộ dân bị ngập sâu, 120 ha lúa chuẩn bị thu hoạch, nhiều diện tích hoa màu, nuôi trồng thủy sản bị nhấn chìm trong nước.

    http://photo.bikervietnam.com/wp-content/gallery/hinh-anh-bai-viet-anh-quang/2-6646-1380718503.jpgR
    ạng sáng 1/10, hồ Đồng Đáng một trong những hồ thủy lợi lớn nhất huyện Tĩnh Gia bị vỡ khiến hàng trăm ngàn khối nước đổ xuống hạ du nhấn chìm hàng trăm ngôi nhà. Ảnh: Lê Hoàng
    Theo ông Nguyễn Trọng Năm, Chủ tịch UBND xã Tân Trường, đây là trận lụt lịch sử trong vòng 30 năm qua. “Khoảng 2/3 trâu bò, lợn, gà... của người dân đã bị nước cuốn trôi, nhiều tuyến đường thôn, xã bị hư hỏng nặng. Ước tính thiệt hại ban đầu tại xã Tân Trường khoảng gần 60 tỷ đồng".

    "Chúng tôi đang huy động toàn bộ nguồn lực để khắc phục hậu quả. Đặc biệt quan tâm đến các hộ đói nghèo trong xã để có phương án hỗ trợ kịp thời, không để dân vùng lũ bị đói rét. Mì tôm, nước uống sẽ được phát tận tay các gia đình", ông Năm nói.

    Hiện, hàng chục gia đình nằm ở vùng trũng của huyện Tĩnh Gia vẫn chưa thể trở về nhà vì nước còn ngập cao cả nửa mét. Trưa nay, quốc lộ 1A đoạn qua huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai và huyện Tĩnh Gia đã thông xe trở lại, tuy nhiên các phương tiện lưu thông rất khó khăn do mặt đường bị sạt lở, thu hẹp.

    [TABLE="class: grid, width: 500"]

    Theo thống kê của UBND huyện Tĩnh Gia, tính đến ngày 2/10, trận lũ vừa qua đã khiến 4 hồ đập trên địa bàn bị vỡ, hơn 1.260ha lúa, 507ha diện tích nuôi trồng thủy sản ngập sâu trong nước lũ, hàng chục vạn con trâu bò, lợn, gà... bị cuốn trôi. Hơn 1.000 hộ dân ở các xã Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân Trường, Trúc Lâm, Hải Thượng, Hải Hà... bị ngập. Ngoài ra, 4 chiếc tàu bị chìm, hư hỏng, hàng nghìn mét đường giao thông, nhiều cột điện bị hư hỏng. Ước tính thiệt hại khoảng 135 tỷ đồng.

    [/TABLE]


    Theo Vnexpress
     
    #9 nakio, 3/10/13
    Sửa lần cuối: 3/10/13
  10. nakio

    nakio Bằng A4

    Tham gia:
    6/11/11
    Bài viết:
    2,491
    Được thích:
    2,251
    Quảng Bình thiệt hại 4.600 tỷ đồng do bão Wutip

    Số người chết do siêu bão tăng lên 8 và gần 200 người bị thương. Trong đó, riêng Quảng Bình thiệt hại ước tính ban đầu là 4.600 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Quảng Bình là địa phương ước tính thiệt hại nặng nhất về người và tài sản. Ảnh: Nguyễn Đông.

    Theo Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, hiện mới có hai địa phương miền Trung ước tính được thiệt hại do bão. Cụ thể, Quảng Bình mất 4.600 tỷ đồng, Thừa Thiên - Huế gần 315 tỷ đồng.

    Còn số người tử vong đã tăng lên 8, trong đó Quảng Bình 5 người; Thanh Hóa 2 người; Nghệ An 1 người. Ngoài ra còn có 2 người mất tích ở Nghệ An và Quảng Bình. Số người bị thương lên đến 199, trong đó nhiều nhất là Quảng Bình (140 người), Quảng Trị (37 người)...

    Siêu bão Wutip cũng làm 372 nhà bị sập, đổ; hơn 25.000 nhà bị ngập; và hơn 194.000 nhà bị tốc mái, hư hỏng. Hàng nghìn ha hoa màu hư hại hoặc chìm trong nước; nhiều gia cầm bị cuốn trôi. 120 tàu bị lật, chìm và gặp sự cố; nhiều hệ thống điện và thông tin liên lạc bị đổ nghiêng. Hơn 23 km đường bị sạt lở, hư hại...

    Việc vỡ hai hồ đập lớn nhất Thanh Hóa là Đồng Đáng và Khe Luồng, và xả lũ ở Nghệ An đã khiến nhiều địa phương chìm trong nước, giao thông chia cắt. Tuy nhiên, đến sáng 2/10 quốc lộ 1A đoạn qua Thanh Hóa đã rút nước, đoạn qua Hoàng Mai (Nghệ An) còn ngập 30 cm, đường sắt Bắc-Nam đã thông tuyến.

    Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế, hầu hết các hồ chứa đạt 60-90% dung tích thiết kế; một số hồ đã vượt mức thiết kế và đang xả tràn như hồ Tiên Lang (Quảng Bình); Hòa Mỹ (Thừa Thiên Huế).

    Các tỉnh miền Trung đang khắc phục, sửa chữa những hư hỏng do thiên tai gây ra.

    Theo Vnexpress
     
  • Về chúng tôi

    Biker Vietnam tự hào là một trong những cộng đồng người chơi mô tô, xe máy đầu tiên và có tiếng tại Việt Nam. Bất kể bạn đến đây vì yêu sức mạnh và tốc độ, hay vì muốn tìm hiểu về một chiếc xe, một địa chỉ độ xe cụ thể, bạn luôn được chào đón tại bkvn.com.
  • Quick Navigation

    Open the Quick Navigation

  • Like us on Facebook

Đang tải...